Những phép màu từ một giọt dầu gió mà rất ít ai biết cách sử dụng cho hiệu quả. Dầu gió từng được bình chọn là “loại thuốc tốt nhất Trung Quốc”, trẻ em không dùng dầu gió thì tuổi thơ sẽ không trọn vẹn. Đông y mách bạn 7 cách dùng dầu gió hiệu quả.
Chẳng có ai xa lạ với lọ dầu gió nhỏ bé, có thể nhà bạn cũng luôn có sẵn một lọ dầu như vậy để ở một góc nào đó, thậm chí bị phủ bụi vì ít khi dùng đến. Nhưng theo kinh nghiệm Đông y, chỉ cần bạn nhớ đến nó và tận dụng nó vào việc chữa bệnh, thì hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ.
Chuyên gia Đông y cho rằng, lọ dầu gió tuy nhỏ như vậy nhưng lại và món đồ mỗi gia đình đều nên sắm, vốn được coi là “loại thuốc tốt số 1 Trung Quốc” vì không chỉ có nhiều tác dụng, mà còn tiện lợi, nhỏ bé, dễ mang theo.
Bất kỳ người dân Trung Quốc nào cũng đã từng sử dụng dầu gió, được xem là tốt hơn cả thuốc vì có thể cùng lúc chữa đau đầu, nghẹt mũi và rất nhiều bệnh khác, đồng thời có thể sử dụng đa dạng như uống, bôi, xoa bóp, pha vào nước. Thậm chí dầu gió còn được ví von, trẻ em không dùng đến lọ dầu gió thì tuổi thơ sẽ không trọn vẹn.
Dầu gió có thể phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh, ví dụ như người già bị mất ngủ, muỗi đốt, đau bụng do nhiễm lạnh. Nhưng thực tế, nhiều người vẫn chưa biết hết tác dụng của dầu gió, sau đây là những tác dụng kỳ diệu bạn nên biết càng sớm càng tốt.
1. Điều trị viêm/đau họng
Nếu bị các triệu chứng viêm và đau họng, ngay từ khi mới chớm, bạn có thể dùng một giọt dầu gió pha loãng vào cốc nước và uống. Mỗi ngày uống 5 lần, có thể có tác dụng trong việc điều trị viêm họng, đau sưng họng, ngoài ra cũng có thể có tác dụng chống viêm hiệu quả.
2. Xử lý khi trẻ bị sốt cao
Dùng khoảng 1ml dầu gió, pha vào khoảng 20 đến 30 mi lít nước, sau đó dùng để lau vào bàn tay, bàn chân, lưng, nách, háng, mông, các khớp, vừa lau vừa xoa bóp nhẹ nhàng. Thực hiện khoảng 7 đến 8 phút. Sau 15 phút lại tiếp tục làm lần 2 cho đến khi trẻ cảm thấy dễ chịu, thuyên giảm.
3. Chữa viêm loét miệng
Sau khi đánh răng, vệ sinh miệng hoặc súc miệng sạch sẽ, sau đó chấm nhẹ chút dầu gió vào vết thương, mỗi ngày bôi xức 2 lần, trước khi ngủ bôi 1 lần thì hiệu quả sẽ càng tốt.
4. Điều trị viêm mũi và nghẹt mũi
Người bị viêm mũi mãn tính hoặc nghẹt mũi có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào miếng gạc hoặc bông sạch, sau đó đưa vào lỗ mũi. Ngay lập tức sẽ cảm thấy rất thoải mái vùng đầu, tình trạng nghẹt mũi cũng đã được giảm bớt rất tốt. Đề xuất thực hiện vài lần một ngày, có tác dụng chống viêm nhiễm, khơi thông mũi rất hiệu nghiệm.
5. Điều trị bỏng nhẹ
Dùng một chút dầu gió bôi mỏng lên lớp da bị bỏng nhẹ, mỗi ngày thực hiện một lần, bôi liên tiếp ít ngày sẽ nhanh chóng hồi phục vết thương. Điều cần chú ý là, chỉ áp dụng khi bị bỏng nhẹ. Nếu bị bỏng ở cấp độ 2 trở lên thì tuyệt đối không được dùng, vì dầu gió không có tác dụng điều trị các vết bỏng nặng.
6. Điều trị bàn chân bong nứt
Có những người bị bệnh ở chân gây bong nứt da, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm, sau đó lau khô chân, bôi xức chút dầu gió lên vùng da bị bong tróc. Mỗi ngày thực hiện một lần, áp dụng khoảng 5 lần liên tiếp như vậy thì chân sẽ hồi phục trở lại.
7. Điều trị ngứa hậu môn
Khi mắc các bệnh liên quan đến trĩ, nứt hậu môn, có thể dùng nước ấm rửa sạch hậu môn, sau đó nhỏ một vài giọt dầu gió vào miếng bông gạc mỏng, lau xoa xung quanh vùng hậu môn bị đau. Cách làm này có hiệu quả giảm chứng bệnh đau ngứa đáng kể.
Những người không nên dùng dầu gió
– Phụ nữ mới sinh và trẻ sơ sinh
– Người có vết thương hở
– Những người bị dị ứng với các thành phần trong lọ dầu gió.
Theo Health/Ifeng